Cùng với sự phát triển của Phật giáo, việc thờ phụng các vị Phật và Bồ Tát ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống tâm linh của nhiều người. Trong số đó, hình thức thờ Tây Phương Tam Thánh hay còn gọi là Tam Thánh Phật được nhiều Phật tử lựa chọn để bày tỏ lòng tôn kính. Vậy Tam Thánh Phật gồm những ai? Tại sao lại được tôn thờ rộng rãi như vậy? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Tây Phương Tam Thánh Phật Gồm Những Ai?
Tại các ngôi chùa hoặc những bàn thờ tư gia, chúng ta dễ dàng bắt gặp bộ tượng gồm ba vị Phật đứng cạnh nhau. Đây chính là Tây Phương Tam Thánh Phật – ba vị Phật chủ quản cõi Tây Phương Cực Lạc, nơi an vui, không có khổ đau.
Bộ tượng này bao gồm:
- Đức Phật A Di Đà: Vị Phật đứng ở trung tâm, đại diện cho ánh sáng trí tuệ và lòng từ bi vô hạn.
- Bồ Tát Quan Thế Âm: Đứng bên tay trái của Đức Phật A Di Đà, tay cầm cành dương liễu và bình tịnh thủy, biểu tượng cho lòng từ bi và sự cứu khổ cứu nạn.
- Đại Thế Chí Bồ Tát: Đứng bên tay phải Đức Phật A Di Đà, tay cầm hoa sen xanh, tượng trưng cho trí tuệ sáng suốt và năng lực mạnh mẽ giúp chúng sinh thoát khỏi bể khổ.
Trong kinh điển, Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát là hai vị trợ thủ đắc lực của Đức Phật A Di Đà, giúp dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi luân hồi sinh tử và hướng đến cõi Niết Bàn an lạc.
Ý Nghĩa Tượng Tam Thánh Phật
1. Ý Nghĩa Hình Tượng Phật A Di Đà
Đức Phật A Di Đà là biểu tượng của sự an lành và hạnh phúc. Ngài là giáo chủ của cõi Tây Phương Cực Lạc, nơi mà mọi chúng sinh đều mong muốn được vãng sanh sau khi rời khỏi cõi trần gian đầy đau khổ.
Khi niệm danh hiệu Ngài, con người có thể tìm được sự bình an trong tâm hồn, từ bỏ tham – sân – si, và hướng tới con đường tu tập giác ngộ. Hình ảnh Phật A Di Đà thường được thể hiện với tư thế đứng trên đài sen, một tay bắt ấn cam lồ ngang vai, tay còn lại duỗi xuống như đang cứu độ chúng sinh.
Theo kinh điển, tay phải của Ngài tượng trưng cho "tứ thánh" gồm Thánh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát và Phật, còn tay trái thể hiện "lục phàm" gồm thiên, nhơn, a-tu-la, súc sanh, ngạ quỷ và địa ngục. Điều này cho thấy Phật A Di Đà luôn từ bi cứu độ chúng sinh, dẫn dắt họ từ cõi mê lầm đến bến bờ giác ngộ.
Xem thêm >>> Mẫu tượng Phật ADiDa đẹp, tinh xảo
2. Ý Nghĩa Hình Tượng Bồ Tát Quan Thế Âm
Quan Thế Âm Bồ Tát là biểu tượng cho lòng từ bi vô lượng. Ngài luôn lắng nghe và cứu giúp chúng sinh thoát khỏi đau khổ.
Hình ảnh Ngài thường được khắc họa với tay trái cầm bình cam lồ, tay phải cầm nhành dương liễu. Nước cam lồ biểu trưng cho lòng từ bi, rưới đến đâu là ban phát tình thương đến đó. Nhành dương liễu mềm mại nhưng dẻo dai, thể hiện đức nhẫn nhục và ý chí kiên định. Đây cũng là bài học quan trọng cho con người: lòng từ bi cần phải đi đôi với sự kiên nhẫn để đạt được kết quả tốt đẹp.
Phật tử thường xưng tán Ngài là "Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát" vì Ngài luôn dang tay cứu giúp bất cứ ai gặp khó khăn, chỉ cần họ thành tâm hướng về Ngài.
Xem thêm >>> Mẫu tượng phật Quan Âm nghệ thuật
3. Ý Nghĩa Hình Tượng Đại Thế Chí Bồ Tát
Đại Thế Chí Bồ Tát đại diện cho trí tuệ và năng lực phi thường. Ngài luôn mang theo chuỗi anh lạc và cầm trên tay nhành hoa sen xanh.
Hoa sen là biểu tượng của sự thanh khiết, mọc lên từ bùn nhơ nhưng không bị ô nhiễm. Điều này thể hiện tinh thần tu tập kiên trì, vượt qua khó khăn để đạt được giác ngộ.
Ngài dùng trí tuệ của mình để chiếu sáng những nơi tăm tối, giúp chúng sinh nhận ra sai lầm và hướng đến con đường chân chính. Đại Thế Chí Bồ Tát không chỉ giúp con người thoát khỏi vô minh mà còn tiếp thêm năng lượng để họ bước lên con đường tu hành đúng đắn.
Cách Thờ Cúng Tam Thánh Phật Đúng Theo Phật Giáo
Thờ cúng tượng Tây Phương Tam Thánh là cách để Phật tử thể hiện lòng thành kính và mong cầu được dẫn dắt về cõi Cực Lạc. Tuy nhiên, việc thờ cúng cần tuân theo những nguyên tắc nhất định:
- Xuất phát từ lòng thành kính: Khi thỉnh tượng về nhà, người thờ phải có lòng tin và tôn kính đối với chư Phật. Trước khi thỉnh, nên tham khảo ý kiến của các nhà sư để chọn tượng hợp phong thủy và bản mệnh.
- Chọn tượng chất lượng, không sứt mẻ: Tượng cần có hình dáng đẹp, tinh xảo, không bị hư hỏng hay sứt mẻ để đảm bảo sự trang nghiêm.
- Làm lễ khai quang trước khi thờ: Khi thỉnh tượng về, nên mời sư thầy làm lễ khai quang điểm nhãn trước khi đặt lên bàn thờ.
- Chọn ngày tốt để thỉnh tượng: Nên chọn ngày lành tháng tốt để thỉnh tượng về nhà, đồng thời làm lễ an vị Phật.
- Sắp xếp bàn thờ hợp lý: Tượng Tam Thánh Phật cần được đặt ở vị trí cao ráo, trang nghiêm trong nhà. Bàn thờ phải được trang trí đầy đủ các vật phẩm như bình hoa, bát nhang, ly nước...
Như vậy, bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc "Tam Thánh Phật gồm những ai?". Tây Phương Tam Thánh không chỉ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc mà còn là nguồn động viên tinh thần giúp con người sống hướng thiện, từ bi và trí tuệ. Nếu thờ cúng đúng cách và luôn giữ tâm thanh tịnh, Phật sẽ luôn ở trong lòng, mang đến may mắn và bình an cho người thờ phụng.